Thay da đổi thịt

Những năm đầu thập kỷ 1990, khu vực quận 7 – Nhà Bè vẫn còn là vùng đất hoang vu vắng bóng người. Năm 1996, KĐT Phú Mỹ Hưng bắt đầu hình thành với những khu phố sang trọng, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng. Ngay sau đó, nhiều khu dân cư hiện đại lân cận Phú Mỹ Hưng liên tục xuất hiện đưa khu Nam trở thành dải đất sầm uất và hiện đại.

Một trong những địa điểm “ăn chơi” nổi tiếng bậc nhất TP.HCM phải kể đến khu Phan Xích Long, nơi có 13 con đường ngập tràn dịch vụ ăn uống, giải trí. Song ít ai biết, 20 năm trước, Phan Xích Long được biết đến với tên gọi xóm nước đen hay xóm cù lao, tập trung nhiều tệ nạn của thành phố. Chỉ bắt đầu từ năm 2000 với chủ trương cải tạo dòng kênh Nhiêu Lộc, xây dựng khu Phan Xích Long, khu vực này mới chính thức “thăng hoa”.

Quy luật này tiếp tục lặp lại tại khu Đông, nơi được xem là đại công trường của TP.HCM với hàng loạt công trình nhà ở, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng đã và đang xây dựng. Trước đó, Quận 2 là vùng đất hoang sơ, dân cư thưa thớt. Sau khi liên tiếp xây dựng thành công KĐT An Phú – An Khánh, KĐT Cát Lái và đặc biệt là KĐT Thủ Thiêm, vùng đất này mới “bứt tốc” để trở thành điểm đến hấp dẫn nhất toàn thành phố trong suốt 5 năm qua.

Cũng tại khu Đông, khoảng 3 năm trở lại đây, diện mạo Thủ Đức có sự thay đổi mạnh mẽ với sự xuất hiện của dự án Vạn Phúc có quy mô lên đến 198 ha. Đây là một trong ba bán đảo tại TP.HCM, được xây dựng theo hình thức KĐT phức hợp như Phú Mỹ Hưng, Thủ Thiêm hay Phan Xích Long. Song song với việc phát triển KĐT Vạn Phúc, hàng loạt công trình giao thông hạ tầng đã nhanh chóng triển khai như đại lộ Nguyễn Thị Nhung, Đinh Thị Thi, hầm chui Bình Triệu,… Sắp tới, các tuyến đường trọng điểm như Đinh Bộ Lĩnh, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Ung Văn Khiêm sẽ thi công mở rộng giúp khơi dòng giao thông từ KĐT về hướng Quận 1.

Giá nhà đất tăng phi mã

Hiên nay, BĐS trong KĐT luôn có giá và biên độ tăng giá thuộc top cao nhất tại thị trường TP.HCM. Theo khảo sát, nếu vào năm 1998, giá đất tại Phú Mỹ Hưng khoảng 3-4 triệu/m2 thì hiện nay, nhà đất tại khu vực này đã lên đến 150 triệu/m2, tức tăng khoảng 35 lần sau 20 năm. KĐT Thủ Thiêm hiện có giá rao bán trung bình khoảng 200 triệu/m2, tuy nhiên trước năm 2008, con số này chỉ ở khoảng 15 triệu/m2. Dạo một vòng trên website bất động sản uy tín, giá rao bán căn nhà trên đường Phan Xích Long hiện vào khoảng 250 triệu/m2 song khoảng 20 năm trước, đất tại khu vực này cũng chỉ khoảng 3-5 triệu/m2. Tại Van Phuc City, tính trong 3 năm qua, nhà phố tại dự án thành phần Van Phuc Riverside đã có mức giá tăng đến 300%. Chỉ riêng từ đầu năm đến nay, giá đã tăng từ 20 – 25%.

Các chuyên gia cho rằng, phát triển mô hình KĐT vẫn sẽ là xu hướng và chiến lược tại TP.HCM. Tuy nhiên, chỉ những KĐT nào được quy hoạch bài bản, đầu tư thực sự nghiêm túc thì mới thu hút được cư dân tới sinh sống, kích thích giá trị BĐS gia tăng. Do đó, hiện nay, các KĐT mới đang mạnh tay đầu tư hệ thống dịch vụ tiện ích, thậm chí kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng tham gia phát triển..

Đơn cử như KĐT Cát Lái đang phát triển đồng bộ nhiều hạng mục tiện ích như hệ thống giáo dục từ mầm non đến đại học, tòa án nhân dân, khu shophouse, công viên trung tâm,… Hay mới đây, Tập đoàn Đại Phúc cho biết, đang mời gọi doanh nghiệp công nghệ vào tham gia gói thầu về thiết bị thông minh cũng như quản lý dự án Vạn Phúc Thủ Đức bằng công nghệ smarthome. Trước đó, vào trung tuần tháng 5/2017, KĐT này cũng khiến toàn thị trường dậy sóng khi kết hợp cùng đại gia Hàn Quốc ra mắt công viên giải trí tầm cỡ quốc tế Ocean World Ho Chi Minh với vốn đầu tư 300 triệu USD (khoảng 6.876 tỷ đồng). Ngoài tiện ích và cảnh quan nghìn tỷ, KĐT Vạn Phúc còn chi hàng trăm tỷ phát triển hệ thống 10 trường học từ mầm non đến phổ thông, khu vui chơi Family kids, hệ thống chăm sóc sức khỏe và công viên sinh thái bên sông,… Dự kiến, toàn bộ hạng mục đầu tư vào khoảng 2 tỷ USD.

Theo Báo Đầu tư

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *